Gỗ MDF đang là nhóm vật liệu được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Đặc biệt là các phòng cách nội thất hiện đại. Đơn giản nhưng tinh thế, thông minh và tiện nghi.
Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn vật liệu thi công nội thất. Hãy cùng Nội thất Ai Home tìm hiểu những kiến thức cơ bản về gỗ MDF trong bài viết này nhé.
1. Khái niệm gỗ MDF là gì?
MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.
Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
2. Phân loại gỗ MDF
Hiện nay, gỗ MDF được chia thành 2 loại. Bao gồm: gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm
Ván MDF lõi xanh chống ẩm còn được gọi với tên là HMR (High moisture Resistance) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ rừng tại Thái Lan, Malaysia, đây là những quốc gia hàng đầu về gỗ nhân tạo. Với đặc tính không bị mốc, trong điều kiện không khí ẩm ướt thì ván chống ẩm như HFM đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của sản phẩm, cũng như những hạng mục yêu cầu kĩ thuật và thẩm mĩ cao.
Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc. Với tính năng ưu Việt, khả năng chống nước vượt trội, độ co giãn đàn hồi tốt, có thể chống nước khi độ ẩm cao, và co giãn tốt khi nhiệt độ tăng.
3. Ưu, nhược đểm của gỗ MDF
3.1 Ưu đểm của gỗ MDF
- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề bặt phẳng nhẵn.
- Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, acrylic.
- Có số lượng nhiều và đồng đều.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
- Thời gian gia công nhanh.
3.2 Nhược điểm của gỗ MDF
- Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
- MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
- Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
3. Phân biệt ván gỗ công nghiệp MDF – MFC – HDF
Rất khó để có thể phân biệt được các cốt MDF, HDF hay MFC khi chúng đã đóng thành phẩm dán cạnh, phủ sơn, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hoặc bản lề, bạn có thể quan sát kĩ bên trong và nhận biết đâu là cốt MDF, HDF hay MFC.
Hy vọng qua bài viết này, Ai Home đã giúp bạn phần nào hiểu được một số kiến thức cơ bản của vật liệu MDF. Nếu bạn còn băn khoăn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Zalo hoặc điện thoại 0962.933.585 hoặc nhắn tin vào Fan Page: Nội thất Hải Dương – Ai Home. Chúng tôi rất vui lòng được hỗ trợ bạn !